Mô hình nuôi dê trang trại nhốt chuồng của anh Đoàn Văn Hồng (sinh năm 1971), ở ấp Giồng Lãnh 2, xã Tăng Hòa, huyện Gò Công Đông (Tiền Giang) là mô hình chăn nuôi dê kiểu mẫu, được nhiều nông dân địa phương đánh giá cao, đồng thời đang được ngành nông nghiệp địa phương khuyến khích nhân rộng.
![]() |
Mô hình nuôi dê trang trại của anh Đoàn Văn Hồng (ảnh) – ngụ ấp |
Kể về những ngày đầu mới triển khai mô hình, anh Hồng tâm sự, trước khi đến với nghề nuôi dê, anh Đoàn Văn Hồng là lái xe. Cuộc sống của gia đình khi đó rất khó khăn, vất vả do thiếu đất sản xuất. Với quyết tâm vươn lên thoát nghèo, anh chọn “con dê làm đầu cơ nghiệp” bởi anh nhận thấy, nhiều người dân ở địa phương nuôi dê đem lại hiệu quả kinh tế tốt.
Mời Bạn Xem clip nuôi dê nhốt chuồng – kỹ thuật nuôi dê
Năm 2000, anh bắt tay vào nuôi dê với số lượng ban đầu là 2 con. Ban đầu, do chưa có kinh nghiệm, anh đã thất bại. Không nản chí, anh Hồng tiếp tục đeo đuổi nghề nuôi dê và đến năm 2004, anh phát triển đàn dê lên khoảng hơn 20 con, chủ yếu là dê giống.
Chia sẻ về những khó khăn, anh Đoàn Văn Hồng kể lại, có thời điểm, giá bán dê rớt thê thảm, nghề nuôi dê thoái trào. Vì vậy, nhiều hộ dân ở địa phương quay lưng với con vật này. Tính riêng năm 2007, anh thua lỗ gần 200 triệu đồng do dê giảm giá mạnh. Tuy nhiên, bản thân anh vẫn quyết gắn bó với mô hình nuôi dê cho đến tận ngày nay. N ỗ lực của anh đã được đền đáp, năm 2008, anh là một trong số ít nông dân được chọn tham gia đề tài “Thử nghiệm mô hình cải tạo giống dê địa phương”, do Thạ c s ĩ Phạm Văn Nghi – Trưởng phòng Chăn nuôi – Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Tiền Giang làm chủ nhiệm với mục tiêu nuôi thử nghiệm một số giống dê năng suất, chất lượng cao về sữa, thịt tại địa phương; đồng thời cải tạo giống dê hiện có của địa phương bằng các giống dê có năng suất chất lượng cao về sữa, thịt.
Tham gia đề tài, anh Đoàn Văn Hồng được hỗ trợ một con dê đực giống Saanen (chuyên sữa) của Thụy Sĩ. Từ con dê giống này, anh cho phối giống với những con dê cái địa phương (giống dê Bách Thảo) để lai tạo ra giống dê chuyên sữa. Sau 5 tháng, từ 5 con dê cái, anh lai tạo ra được khoảng 10 con dê lai giống F1, với nhiều ưu điểm như trọng lượng lớn hơn từ 3 – 4 kg, khỏe mạnh và dễ nuôi. Tỷ lệ cho sữa tăng gấp đôi so với giống dê địa phương. Sau 3 tháng nuôi, dê lai đạt trọng lượng từ 1 8 – 22 kg /con. Từ thành công của đề tài, đàn dê giống của anh ngày càng được nhân rộng .
Sau nhiều năm miệt mài phát triển chăn nuôi, đến nay trên diện tích chuồng trại chăn nuôi khoảng 500m2, trang trại của anh Đoàn Văn Hồng thường xuyên duy trì quy mô đàn dê lên hơn 120 con theo hình thức nuôi nhốt chuồng, chủ yếu là dê sữa lai và mỗi tháng cho sinh sản trên 20 con dê con.
Anh Đoàn Văn Hồng tâm sự: Nuôi dê dễ hơn chăn nuôi các loại gia súc, gia cầm khác, đặc biệt là phù hợp với địa phương vùng ven biển như xã Tăng Hòa bởi đây là mô hình có thể phát triển ra diện rộng, tăng thu nhập cho người dân vùng ven biển.
Nhờ ham học hỏi áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong quá trình lai tạo, chăn nuôi nên chất lượng đàn dê giống của anh Hồng được cán bộ nông nghiệp và người chăn nuôi đánh giá cao. Điều đáng nói là trong quá trình nuôi, anh Hồng ghi chép nhật ký rõ ràng đề biết chính xác thời gian phối giống; tiêm phòng vắc xin tụ huyết trùng và bệnh lở mồm long móng đúng định kỳ, đảm bảo an toàn cho đàn dê. Bên cạnh đó, để đảm bảo nguồn thức ăn cho đàn dê, anh Hồng còn trồng 10.000 m2 cỏ voi, cỏ Mulato và cây so đũa. Anh Hồng cũng là người đi tiên phong trong việc áp dụng chăn nuôi dê bằng đệm lót sinh học. Ưu điểm của hình thức nuôi trên đệm lót sinh học là dê không bị kẹt chân như nuôi bằng chuồng gỗ, dê được sưởi ấm vào mùa đông.

Hiện trang trại anh Hồng chủ yếu là bán dê giống cho người chăn nuôi, dê đực thải loại thì mới bán thịt. Tiếng lành đồn xa, gần đây, số lượng dê giống, dê thịt và sữa dê tươi cung cấp cho khách hàng ở các tỉnh, thành vùng đồng bằng sông Cửu Long và thành phố Hồ Chí Minh, Vũng Tàu ngày càng tăng. Hàng năm, anh Đoàn Văn Hồng xuất chuồng từ 80 – 100 con dê giống (trọng lượng 20 – 30kg). Giá bán dê đực và dê cái giống từ 250.000 – 600.000 đồng/kg, dê thịt 100.000 đồng/kg. M ỗi năm anh Hồng thu về gần 500 triệu đồng từ xuất bán dê giống. Sau khi trừ chi phí, anh thu lợi nhuận khoảng 300 triệu đồng/năm. Đây là nguồn thu nhập đáng mơ ước đối với cư dân vùng ven biển trên địa bàn tỉnh.
Ông Lê Thành Vinh, Phó chủ tịch UBND xã Tăng Hòa, đánh giá: Mô hình nuôi dê của anh Hồng rất phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng của địa phương và cho hiệu quả kinh tế cao. Đồng thời, anh Hồng còn giúp đỡ hộ nghèo và cận nghèo ở địa phương mượn dê giống để chăn nuôi, phát triển kinh tế gia đình. Từ mô hình của anh Hồng, phong trào nuôi dê ở địa phương đang phát triển mạnh. Đến nay, xã có tổng đàn dê khoảng 4.000 con, đồng thời đã thành lập tổ hợp tác nuôi dê Tăng Hòa, với 32 thành viên, tổng đàn dê gần 1.000 con.
Thời gian tới, anh Đoàn Văn Hồng tiếp tục mở rộng quy mô chăn nuôi trên đệm lót sinh học, đồng thời phát triển mạnh chăn nuôi dê theo hướng lấy sữa vì lợi nhuận tăng gấp 3 lần so với nuôi dê thịt.
Tỉ Phú nuôi dê nơi thâm sơn cùng cốc
Ông Trịnh Văn Đàm ở thôn 12, xã Đông Sơn, thị xã Tam Điệp (Ninh Bình) được bà con trong tỉnh tặng danh hiệu “kiện tướng” nuôi dê, bởi lẽ ông Đàm dám làm liều “chui” vào trong thung lũng hoang lập nghiệp, nuôi dê. Đến giờ, ông đã thành danh, sở hữu số tài sản trị giá hàng tỷ đồng.
“Dê là bạn tri ân”

Để vào được trang trại của “vua dê”, chúng tôi đã phải vượt qua 5 lần đường thung lũng. Nói là trang trại ở trong “thâm sơn cùng cốc” cũng không ngoa, bởi lẽ nơi đây toàn núi đá và cây cối bao quanh… Lúc chúng tôi vào thăm, ông Trịnh Văn Đàm đang tất bật thả dê đi ăn. Thấy có người lạ, đàn dê bỗng giật mình ngừng ăn, vểnh tai, mắt lên, trông con nào cũng mập tròn, nom rất đã mắt. Vừa thong thả chăn dê, ông Đàm bảo: “Nghề nuôi dê tưởng đơn thuần là nuôi bán lấy thịt, cung cấp cho các nhà hàng, quán nhậu là xong nhưng với tôi lại khác, con dê còn là bạn tri ân với mình, nhờ dê mà đến giờ gia đình tôi đã đủ đầy mọi thứ”.
“Đang ở quê có nhà, có cửa không ở, vào rừng lập lán trại làm kinh tế thời gian đầu ông cũng gặp nhiều gian nan. Có thời gian muỗi rừng đốt nhiều ông bị sốt rét hàng tuần liền. Gà vịt nuôi được cũng bị thú rừng bắt hết sạch, nhiều phen trắng tay, nghĩ cũng nản nhưng được sự giúp đỡ động viên của anh em người thân, tôi gượng dạy làm lại từ đầu”- ông Đàm kể.
Tay không nên cơ đồ
Sau nhiều năm khai hoang, Ông Đàm đã có hơn 10ha đất, vừa kết hợp trồng hoa màu, ông Đàm đầu tư mạnh tay vào chăn nuôi. Ban đầu ông chỉ nuôi lợn, gà, vịt… Vào khoảng năm 1995, được bạn bè mách nước, sẵn vốn trong tay ông Đàm đi tìm mua dê về nuôi. Vừa xây chuồng trại, ông vừa đi tìm đến các trang trại để học hỏi kinh nghiệm thực tế, vừa tìm mua sách, tài liệu hướng dẫn về nuôi dê để đọc. “Ban đầu nuôi dê cũng tưởng khó, nhưng khi nuôi thì tôi thấy dễ hơn cả nuôi lợn, gà…vì dê chỉ ăn lá cây và các phụ phẩm nông nghiệp, bệnh tật lại ít, đặc biệt là không mất công chăm sóc như các con vật khác”- ông Đàm cho hay.

Nhận thấy thị trường tiêu thụ thuận lợi, ông Đàm tiếp tục đầu tư tăng quy mô đàn dê lên. Càng nuôi, ông Đàm càng thắng lớn. Đến nay đàn dê của gia đình ông đã lên đến gần 200 con với đủ các giống như dê cỏ địa phương, Bách Thảo, Boer (giống dê Mỹ)… Hiện gia đình ông là một trong những hộ có đàn dê núi đá lớn nhất tỉnh.
Chuẩn bị cung cấp cho thị trường Tết Nguyên đán Ất Mùi này, ông Đàm đã dự tính bán khoảng trên dưới 2 tấn thịt dê. “Nếu tính giá thị trường, hiện tại khoảng 180.000 -250.000 đồng/kg, nhưng vào thời điểm tết sốt giá có thể lên đến 400.000 đồng/kg, gia đình tôi thu về cầm chắc trên dưới 800 triệu đồng, ngoài ra còn có nguồn thu bán dê giống mỗi năm cũng thu về hàng trăm triệu đồng đấy”- ông Đàm khoe.
Tôi muốn mua giống dê và học cách chăm sóc.xin cho tôi điạ chỉ tin cậy nhất
Chào anh Hồng – ngụ ấp Giồng Lãnh II, xã Tăng Hòa, huyện Gò Công Đông
Hiện em đang ở Phú Quốc Kiên Giang, em muốn mua 7 dê cái và 1 dê đực về nuôi anh có thể tư vấn dùm em được không ạ, thích nuôi lắm, không biết sau để mua nuôi, sđt cua em: 0917 939 949
cám on anh